Nguyên nhân mất ngủ và cách trị bệnh mất ngủ lâu ngày

Bệnh mất ngủ là một trong những bệnh mà tất cả mọi người đều có thể mắc phải. Có thể bạn cho rằng thiếu ngủ hay mất ngủ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống nhưng thực tế là những người bệnh mắc phải chứng bệnh này sẽ nhanh chóng cảm thấy sức khỏe và sinh hoạt của bản thân bị đảo lộn khá lớn.

Biểu đồ thời gian ngủ theo từng độ tuổi

(Người trưởng thành cần trung bình khoảng 6 – 8 tiếng mỗi ngày dành cho giấc ngủ của mình)

Vậy thì mất ngủ là gì, những nguyên nhân gây mất ngủ cũng như cách điều trị bệnh mất ngủ tốt nhất hiện nay. Hãy cùng anngonngungon.com đi tìm lời giải cho căn bệnh này.

1. Mất ngủ là gì?

Bệnh mất ngủ hay còn được gọi là rối loạn giấc ngủ: mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties). Chứng bệnh này rất thường gặp và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người.

Bệnh mất ngủ và cách điều trị

Những người bệnh thường sẽ sở hữu chất lượng giấc ngủ kém hơn người bình thường:

  • Số lượng: người mắc bệnh thường có giấc ngủ quá ngắn.
  • Chất lượng: người bệnh thường gặp một hoặc tất cả các tình trạng như khó ngủ, ngủ không sâu, dễ tỉnh giấc, hay gặp ác mộng, khó ngủ trở lại…

Hậu quả mà người bệnh mất ngủ dễ nhận thấy nhất chính là cơ thể mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau do không đảm bảo được giấc ngủ. Chứng bệnh này kéo dài sẽ gây nên rấy nhiều hệ lụy cực kì nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta như suy giảm trí nhớ, các chứng bệnh về tim mạch, các bệnh về tâm lý – tâm thần…

Theo thống kê của các chuyên gia thì hiện nay thì có đến 33% dân số đã từng bị bệnh mất ngủ. số lượng bệnh nhân có vấn đề về giấc ngủ ngày càng gia tăng về số lượng cũng như trẻ hóa về độ tuổi (bệnh nhân trong độ tuổi từ 18 – 25 tuổi đang tăng dần và hiện chiếm khoảng 25%).

Phụ nữ là giới tính thường đối mặt với chứng mất ngủ nhiều hơn nam giới và con người ở độ tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao so với người trẻ tuổi.

2. Dấu hiệu của mất ngủ

Bạn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của bệnh mất ngủ thông qua các biểu hiện khác thường của cơ thể như:

  • Trằn trọc, khó ngủ vào ban đêm, dù đã cố gắng nhưng cơ thể không thể đi vào giấc ngủ.
  • Ngủ không sâu, dễ bị giật mình thức giấc, giấc ngủ bị gián đoạn thường xuyên.
  • Thức giấc sau khi ngủ được một thời gian ngắn và không ngủ lại được cũng là biểu hiện khá thường gặp.
  • Giấc ngủ ngắn, thức giấc sớm cũng là một triệu chứng của bệnh mất ngủ.
  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải khi thức giấc, cảm giác mệt mỏi kéo dài suốt ngày.
  • Cảm giác thiếu ngủ, thèm ngủ nhưng không ngủ được.
  • Tiểu đêm nhiều lần cũng là một dấu hiệu mất ngủ thường ở người cao tuổi.

Dấu hiệu của mất ngủ

3. Các các dạng bệnh mất ngủ

Thông thường, dựa vào biểu hiện bệnh và một số nguyên nhân gây mất ngủ mà người ta chia chứng bệnh này thành hai dạng:

a. Mất ngủ cấp tính (tạm thời)

Có thể nói chứng mất ngủ cấp tính là tình trạng rối loạn giấc ngủ rất thường gặp mà hầu hết ai trong chúng ta cũng đã từng gặp phải. Việc bạn bị mất ngủ cấp tính không quá nghiêm trọng, nó có thể xuất hiện và kéo dài trong vài đêm hoặc vài tuần trước khi cơ thể có thể tự điều chỉnh.

Chứng mất ngủ cấp tính có thể xuất phát từ những lý do như lo nghĩ quá nhiều, một số bệnh cấp tính thường gặp (ho, sổ mũi, đau răng…), do ngủ trưa nhiều, dùng các chất kích thích,…

Dù chứng mất ngủ tạm thời có thể không quá nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn nhưng nếu không được khắc phục sớm thì cũng có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn đó là mất ngủ mãn tính.

b. Bệnh mất ngủ mãn tính

Người bị mất ngủ cấp tính sẽ đối mặt với chứng mất ngủ liên tục với thời gian kéo dài từ một cho đến vài tháng mà cơ thể không thể khắc phục hay tự điều chỉnh được. Khi gặp tình trạng này thì người bệnh ngủ rất ít (chỉ khoảng 3-4 tiếng trong một ngày) và rất khó để đưa cơ thể vào giấc ngủ.

Nguyên nhân của mất ngủ mãn tính có thể kể đến một số lý do như: Bệnh lý về tâm thần (stress, trầm cảm,…), bệnh lý thực thể (bệnh khớp, viêm loét dạ dày, phổi, phế quản…), nghiện chất kích thích, sử dụng thuốc điều trị các bệnh mãn tính…

Khác với mất ngủ cấp tính thì mất ngủ mãn tính là biểu hiện nặng nhất đối với chứng bệnh mất ngủ. Người bệnh có thể đối mặt với rất nhiều nguy cơ với sức khỏe và tinh thần như mắc các bệnh về thần kinh, trí nhớ suy giảm, bệnh tim mạch, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, các cơ quan nội tạng… Thậm chí còn có thể bị đột quỵ vì sức khỏe bị giảm sút nghiêm trọng.

4. Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Không giống như những dấu hiệu của mất ngủ cấp tính thì chứng mất ngủ mãn tính rất có thể có nguyên nhân bắt nguồn từ những bệnh mãn tính có liên quan. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những lý do gây mất ngủ mãn tính thường gặp:

  • Bệnh dị ứng: có rất nhiều dạng dị ứng nhưng những người có cơ địa bị dị ứng với một số chất có trong không khí sẽ kích thích mũi sản xuất nhiều chất nhầy gây nên tình trạng nghẹt mũi thường xuyên rất khó chịu. Tình trạng này thường sẽ xuất hiện và kéo dài ở cả ngày lẫn đêm, nếu tình trạng này diễn ra vào ban đêm thì chắc chắn rằng nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của giấc ngủ.
  • Bệnh tim mạch: Các chuyên gia đánh giá rằng các bệnh liên quan đến động mạch, bệnh tim,… và mất ngủ có một mối liên quan khá mật thiết với nhau. Những người bị tim mạch rất thường xuyên bị mất ngủ và ngược lại những người có triệu chứng mất ngủ mãn tính cũng rất dễ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Viêm đau khớp: những bệnh nhân mắc bệnh này thường xuyên có giấc ngủ chập chờn bởi những cơn đau có thể đến trong khi ngủ. Ngoài ra, việc có giấc ngủ không trọn vẹn cũng làm tăng triệu chứng của bệnh viêm dau khớp khiến bạn càng khó ngủ hơn.
  • Bệnh tuyến giáp: đây là một chứng bệnh tăng hoạt động của tuyến giáp khiến các cơ quan khác trong cơ thể nâng công suất hoạt động và sự kích thích quá trình trao đổi chất liên tục. Quá trình này sẽ khiến cơ thể luôn trong trạng thái hoạt động, bạn sẽ cảm thấy bồn chồn và rất khó để chìm vào giấc ngủ khi các cơ quan trong cơ thể vẫn đang hoạt động với công suất cao.
  • Trào ngược dạ dày: Nguyên nhân gây mất ngủ này thường gặp ở những người trên 45 tuổi. Chứng bệnh này thường kèm theo rất nhiều triệu chứng khó chịu không chỉ ảnh hưởng đên cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến giấc ngủ như: ợ chua, ợ nóng, ho, nghẹt mũi, viêm họng, viêm đau nướu…
  • Suy giảm nội tiết tố: nguyên nhân mất ngủ này thường gặp ở phụ nữ trên 50 tuổi. Đây là độ tuổi mãn kinh ở phụ nữ và khiến cơ thể có sự thay đổi nổi tiết tố lớn từ đó ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Bệnh thần kinh: Một số chứng bệnh mất ngủ mãn tính có liên quan đến thần kinh như trầm cảm, stress sau chấn thương, lo lắng thường xuyên, việc nghiện một số chất kích thích gây ảnh hưởng thần kinh cũng là một nguyên nhân làm mất ngủ mà bạn cần chú ý.
  • Một số bệnh lý về giấc hiếm gặp: ngoài những nguyên nhân gây khó ngủ ở trên thì tình trạng ngưng thở khi ngủ, thường xuyên gặp ác mộng, chứng mộng du,… Cũng khiến giấc ngủ bị gián đoạn.

5. Một số nguyên nhân gây mất ngủ khác

Ngoài ra, chúng ta còn có thể điểm mặt một số nguyên nhân dù không thường gặp nhưng cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta như:

  • Lo lắng, stress trong cuộc sống, công việc: Chứng bệnh này liên quan đến tâm lý, ảnh hưởng đến mọi đối tượng nhất là giới trẻ và cần được khắc phục sớm.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích: Việc sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu, cà phê, nước tăng lực… trước khi ngủ sẽ kích thích hệ thần kinh hoạt động mạnh và làm cơ thể khó ngủ, mất ngủ.
  • Không gian ngủ không tốt: Nếu bạn thường xuyên ngủ ở khu vực bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn thì việc đi ngủ chắc chắn sẽ gặp khá nhiều khó khăn.
  • Jet lag (lệch múi giờ): Việc di chuyển nhanh qua các múi giờ khác nhau (thường gặp ở những người di chuyển bằng máy bay qua các khu vực khác nhau trên thế giới) sẽ khiến giờ sinh học của cơ thể bị rối loạn và khiến cơ thể thao thức, khó ngủ.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh: nhiều người có thói quen ăn quá no trước khi đi ngủ, tập thể dục muộn, phụ thuộc vào các thiết bị điện tử,… cũng khiến bạn bị khó ngủ, mất ngủ.
  • Sử dụng thuốc trị bệnh: trong thành phần một số loại dược phẩm để điều trị bệnh có chứa các chất khiến cơ thể bị khó ngủ, mất ngủ như thuốc trị huyết áp, corticoid, thuốc trị trầm cảm,…
  • Bệnh mãn tính gây mất ngủ: một số chứng bệnh mãn tính như bệnh dạ dày, bệnh xương khớp, tim mạch, tiểu đường thường gặp ở người lớn tuổi cũng là nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên.
  • Ngoài ra, các trường hợp ở trên đều khiến cơ thể sản sinh nhiều gốc tự do. Những gốc tự do này cực kì nguy hiểm, chúng tác động gây xơ vữa mạch máu, tạo những khối máu đông gây cản trở máu mang ô xy tới não. Về lâu dài chúng không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não.

6. Tác hại của mất ngủ

Bạn sẽ dễ dàng cảm thấy những tác hại của mất ngủ chỉ với một vài đêm không ngủ được. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không đảm bảo sức lực, suy nghĩ kém, lờ đờ, uể oải… vì đêm không ngủ được sẽ khiến cuộc sống, công việc của bạn gặp những sự trục trặc, trở ngại không hề nhỏ.

Không những vậy, bệnh mất ngủ nếu không được chữa trị sớm sẽ mang lại những tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta, nó là nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây nên những bệnh lý nguy hiểm:

  • Ảnh hưởng đến não bộ: tình trạng mất ngủ được các chuyên gia nghiên cứu và cảnh báo là một nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng teo não 25% (Tạp chí Neuroscience). Ngoài ra, việc duy trì giấc ngủ ngắn (4 – 5 tiếng) mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ lên đến hơn 8 lần kể cả ở người trẻ tuổi.
  • Lo lắng, rối loạn tâm lý: mất ngủ thường kéo theo những tác hại lớn đến tâm lý của người bệnh, làm tăng những suy nghĩ tiêu cực, stress, phản ứng chậm… càng về lâu sẽ làm thần kinh bị suy nhược nặng nề.
  • Tăng cân, béo phì: Việc khó ngủ, mất ngủ khiến não bộ và các cơ quan trong cơ thể hoạt động liên tục làm bạn cảm thấy đói nhiều hơn. Tất nhiên, ăn các chất béo và đường vào buổi tối (nhất là sau 7h tối) làm cho cơ thể bạn tăng cân nhanh hơn.
  • Da lão hóa nhanh: Cơ thể mất ngủ sẽ tiết nhiều hơn hormone cortisol làm cấu trúc collagen bị phá vỡ khiến làn da của bạn bị lão hóa nhanh hơn. Làn da của người mất ngủ sẽ bị sạm màu, kém săn chắc, chảy xệ không còn mịn màng, nổi nhiều mụn… Tình trạng này đặc biệt ở chị em phụ nữ lớn tuổi.
  • Tăng nhịp tim, huyết áp: những bệnh nhân mất ngủ kéo dài sẽ đối mặt với những bệnh lý về tim mạch khi tim và các mạch máu phải hoạt động liên tục dẫn đến quá tải. Theo nghiên cứu của tạp chí tim mạch Châu Âu thì việc mất ngủ thường xuyên sẽ có thể làm tăng 48% khả năng tử vong do các bệnh về tim mạch.
  • Giảm ham muốn, rối loạn sinh lý: Theo nghiên cứu của Tạp Chí Y Khoa Hoa Kỳ thì bệnh nhân bị bệnh mất ngủ thường sẽ bị ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lý. Ở nam giới bị mất ngủ, nồng độ hóc môn sinh lý testosterone bị suy giảm làm ảnh hưởng đến sự ham muốn cũng như kéo theo nhiều biểu hiện sinh lý như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm…
  • Ung thư: khó ngủ, mất ngủ thường xuyên cũng làm tăng đáng kể khả năng mắc các chứng bệnh ung thư. Theo thống kê thì người bệnh mất ngủ thường có tỉ lệ mắc ung thư cao.

Tác hại của bệnh mất ngủ

7. Cách điều trị bệnh mất ngủ

Để khắc phục và điều trị hiệu quả chứng mất ngủ, khó ngủ cần kết hợp khá nhiều phương pháp khác nhau giúp cải thiện dần chất lượng của giấc ngủ giúp ngủ ngon, ngủ sâu và dài hơn. Dưới đây là một số cách trị bệnh mất ngủ lâu ngày mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay:

a. Vệ sinh giấc ngủ (Sleep hygiene)

Đây là phương pháp giúp bạn kiến thiết và xây dựng để giúp đưa cơ thể của bạn vào một giấc ngủ đúng chuẩn, đạt chất lượng cao hơn thông qua việc:

  • Xây dựng lịch ngủ nghỉ khoa học: Bạn nên xây dựng một lịch sinh hoạt điều độ, giúp cố định thời gian “đi ngủ” của bản thân.
  • Tạo không gian ngủ tốt: bạn cần chú ý để xây dựng một không gian lý tưởng cho giấc ngủ của bạn với một số yếu tố như: Không gian yên tĩnh không ồn ào, không khí trong lành thư giãn, nhiệt độ phù hợp. Bạn cũng nên giảm ánh sáng trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng, tắt các thiết bị điện tử đặt biệt là điện thoại để tránh làm giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Sử dụng thực phẩm đúng cách: Để xây dựng giấc ngủ ngon thì buổi tối các bạn không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước tăng lực, trà… Bên cạnh đó bạn cần chú ý không nên ăn quá no và ưu tiên lựa chọn những thực phẩm dễ tiêu cho bữa bữa tối trước khi đi ngủ bạn nhé!
  • Các hoạt động giúp ngủ ngon: Một số hoạt động có lợi mà các bạn có thể sử dụng trước khi đi ngủ đó là đọc sách, thiền, yoga, nghe nhạc nhẹ nhàng, thư giãn. Cần tránh các hoạt động có liên quan đến thiết bị điện tử trước khi đi ngủ vì nó sẽ khiến mắt, hệ thần kinh căng thẳng, khó ngủ hơn.

b. Nhờ Bác Sĩ trị bệnh mất ngủ lâu ngày

Nếu tình trạng mất ngủ của bạn kéo dài không thể cải thiện thì bạn cần tìm đến các bác sĩ, chuyên gia có uy tín để được thăm khám, xác định rõ nguyên nhân gây mất ngủ và có hướng điều trị hiệu quả.

c. Giải tỏa căng thẳng, stress

Việc mất ngủ có phần lớn nguyên nhân đến từ những căng thẳng và stress trong cuộc sống. Chính vì vậy mà để khắc phục tốt nhất tình trạng này các bạn cần tìm hiểu nguyên nhân, suy nghĩ tích cực hơn, giải tỏa lo lắng và căng thẳng giúp giấc ngủ đến dễ dàng hơn.

d. Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa mất ngủ

Một số loại dược phẩm dân gian có tác dụng an thần và chữa mất ngủ khá hiệu quả như: hoa cúc, tim sen, đinh lăng, lạc tiên,… Những dược liệu trên có thể kết hợp sử dụng để nấu ăn, pha trà, làm các loại nước uống giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt.

e. Sử dụng thuốc chữa bệnh mất ngủ

Đây là một phương pháp mà bạn cần sự tư vấn trực tiếp của các bác sĩ và chuyên gia có kiến thức chuyên môn. Nếu sử dụng thuốc không đúng liều hay những sản phẩm kém chất lượng với nhiều tác dụng phụ sẽ là thảm họa đối với sức khỏe của bạn.

Cách điều trị mất ngủ tốt và an toàn nhất hiện nay mà các bạn có thể lựa chọn sử dụng đó là viên ăn ngon ngủ ngon Happy Health. Sở hữu những thành phần chiết xuất từ dược liệu tự nhiên như Ginkgo biloba, cùng các loại vitanmin thiết yếu vừa giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ vừa đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe.

Viên ăn ngon ngủ ngon Happy Health chính hãng

Để tìm hiểu chi tiết về sản phẩm viên ăn ngủ ngon Happy Health giúp chữa bệnh mất ngủ cũng như đặt hàng sản phẩm chính hãng các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chung tôi thông qua:

Chúc các bạn nhanh chóng cải thiện được bệnh mất ngủ và giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.