Triệu chứng mất ngủ lúc nửa đêm

Bạn có hay gặp phải triệu chứng mất ngủ lúc nửa đêm hay không? Tình trạng mất ngủ lâu ngày, ngủ không sâu giấc, ngủ hay bị thức giấc vào khoảng nửa đêm có thể là do căng thẳng, mệt mỏi hoặc do nhiều yếu tố khác. Nếu triệu chứng này kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Triệu chứng mất ngủ lúc nửa đêm

Mất ngủ là tình trạng khó ngủ hoặc ngủ không đủ giấc. Những người bị mất ngủ sẽ cảm thấy không hài lòng về chất lượng giấc ngủ và thường gặp một số các triệu chứng sau:

  • Khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ chập chờn
  • Người bệnh hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ và rất khó để ngủ lại
  • Thường thức giấc sớm
  • Thấy mệt mỏi, không thoải mái khi thức dậy
  • Không có cảm giác nghỉ ngơi và phục hồi sau khi thức dậy
  • Cảm thấy uể oải, lờ đờ, không tỉnh táo và hay buồn ngủ vào ban ngày
  • Thường suy nghĩ luẩn quẩn khi ngủ
  • Lo lắng, bối rối, bi quan và rất dễ cáu gắt
  • Thờ ơ, tính khí thất thường
  • Da mặt sạm, bọng mắt thâm quầng và mụn mọc nhiều
  • Suy giảm trí nhớ và làm việc mất tập trung
  • Giảm khả năng tình dục.

Triêu chứng mất ngủ lúc nữa đêm

Tin liên quan:

II. Nguyên nhân của hiện tượng mất ngủ lúc nửa đêm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở một người. Thông thường, các yếu tố có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn là:

  • Hội chứng ngưng thở: Khi đang ngủ, bạn có thể bị ngừng thở từ 10 – 60 giây khiến não bị shock và tỉnh dậy, thở để lấy lại oxy. Sau đó bạn có thể ngủ lại, nhưng tình trạng này xảy ra rất nhiều lần trong đêm khiến giấc ngủ của bạn không ngon và sâu giấc.
  • Lo lắng, căng thẳng, stress: Lo lắng có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ, từ đó gây ra chứng mất ngủ. Tình trạng căng thẳng thần kinh xảy ra ở nhiều người, Người bệnh thường xuyên bị tỉnh giấc lúc giữa đêm và khó quay trở lại giấc ngủ.
  • Bị trầm cảm: Hiện tượng trầm cảm có thể gây ra chứng mất ngủ. Khi trầm cảm, các hormone và sinh lý thay đổi, người bệnh liên tục bị điều khiển tâm trạng. Do đó, người bị trầm cảm rất dễ bị mất ngủ vào đêm.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý có thể gây ra khó ngủ, mất ngủ, ảnh hưởng tới giấc ngủ: các vấn đề về mũi, hô hấp như: hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm xoang; bệnh trào ngược dạ dày; bệnh thần kinh như Parkinson ; bệnh đau viêm khớp, thắt lưng,…
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt gây mất ngủ: Việc ăn quá no trước khi đi ngủ có thể gây khó tiêu, chướng bụng và khó ngủ. Một số thức ăn và đồ uống gây khó ngủ như cafe, rượu bia, trà,…
  • Các yếu tố môi trường: Một số nguyên nhân gây mất ngủ từ môi trường bên ngoài như: . do bị thay đổi lịch làm việc hoặc chênh lệch múi giờ. Ngoài ra, khi ngủ các yếu tố như nhiều ánh sáng, tiếng ồn hay nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh đều có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Những lý do khiến bạn mất ngủ vào buổi tối

III. Khắc phục khó ngủ về đêm như thế nào?

Hậu quả của triệu chứng mất ngủ lúc nửa đêm có thể dẫn tới các hội chứng như: mờ mắt, ảo giác, hệ miễn dịch bị suy giảm. Một số vấn đề sức khỏe như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, viêm đường ruột, hội chứng kích thích ruột có thể phát sinh khi bị mất ngủ. Vì thế, khắc phục tình trạng mất ngủ là điều cần thiết bạn nên thực hiện.

Theo đó, người bị mất ngủ có thể thay đổi một số thói quen hàng ngày để có giấc ngủ chất lượng hơn. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích dành cho bạn:

  • Lên lịch đi ngủ vào thời gian nhất định
  • Đặt cổ ở vị trí tự nhiên nhất bằng cách cần chọn chiếc gối vừa phải, tránh cao hay thấp quá
  • Chọn tư thế ngủ đúng, trong đó nằm ngửa khi ngủ là tư thế tốt nhất
  • Tắt tất cả các nguồn ánh sáng có màu xanh như điện thoại di động, tivi, đồng hồ kỹ thuật số… để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Đảm bảo giường đệm luôn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên ga gối để đảm bảo có một giấc ngủ ngon nhất
  • Hạn chế sử dụng caffeine
  • Tránh ăn các loại đồ ăn giàu năng lượng vào bữa tối và không ăn vặt trước khi ngủ
  • Nói không với căng thẳng, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí
  • Tự giảm bớt công việc cuối ngày
  • Tập thể dục mỗi ngày, nhưng không tập ngay trước khi đi ngủ
  • Ngâm chân với nước ấm và mát xa huyệt đạo ở chân để ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ tốt cho giấc ngủ. Bạn có thể ăn 1/2 quả chuối và một vài lát bánh quy nhẹ trước khi ngủ tầm 30 phút. Lúc này, cơ thể sẽ có hàm lượng đường nhất định trong máu giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh hơn
  • Hãy uống một ly sữa ấm 30 phút trước khi đi ngủ. Sữa giúp não tạo ra melatonin – một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ. Đồng thời, sữa ấm sẽ giúp cơ thể cảm thấy thư giãn, dễ chịu và dần chìm vào giấc ngủ.

Viên ăn ngủ ngon Happy Health New Brand

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo và sử dụng ngay viên uống Happy Health ăn ngủ ngon để giúp chăm sóc giấc ngủ của mình một cách hiệu quả hơn. Sản phẩm được nghiên cứu và áp dụng thực tế với hàng ngàn khách hàng sử dụng hiệu quả, thành phân từ thiên nhiên thân thiện và an toàn với người sử dụng. Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm và đặt hàng ngay tại:

  • Website: anngonngungon.com
  • Hotline: 0798 16 16 16 hoặc 0708 18 66 60
  • Tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về triệu chứng mất ngủ lúc nửa đêm cũng như các biện pháp khắc phục hiệu quả mà bạn cần biết. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn cải thiện tình trạng mất ngủ một cách hiệu quả nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.