Insomnia là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục insomnia tốt nhất

Insomnia (hay còn gọi là mất ngủ) là vấn đề thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, bệnh lý này xảy ra ở cả người trung niên và người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ và không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày. Vậy Insomnia là gì? Đâu là nguyên nhân gây Insomnia và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi chi tiết bài viết dưới đây.

Insomnia là gì?

Insomnia là một thuật ngữ y tế đề cập đến tình trạng khó chìm vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, ngủ không yên và sâu giấc, thường xuyên nằm mơ, hay thức dậy nhiều lần trong khi ngủ, cơ thể mệt mỏi và uể oải sau khi thức dậy. Thường đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu vào ban ngày do bị thiếu ngủ gây ra như khó tập trung, dễ kích thích hay tâm trạng cáu gắt.

Insomnia là gì

Nguyên nhân gây bệnh insomnia là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng Insomnia, trong đó phổ biến nhất là căng thẳng và suy nhược thần kinh. Theo đó, các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Di truyền (bố mẹ bị mất ngủ)
  • Do căng thẳng và stress
  • Bị rối loạn giờ thức giấc và đi ngủ trong ngày vì thay đổi lịch làm việc hoặc do chênh lệch múi giờ
  • Ngủ, thức không có giờ giấc
  • Sử dụng các chất kích thích như: cafe, trà, thuốc lá, bia, rượu,…
  • Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường
  • Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ
  • Các yếu tố về môi trường ngủ xung quanh như: có nhiều ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm…
  • Mắc các bệnh lý như: dị ứng, viêm khớp, viêm loét dạ dày tá tràng, xuất huyết đường tiêu hóa, thay đổi nội tiết tố…

Các tình trạng insomnia phổ biến

Mất ngủ được chia thành 2 loại chính, bao gồm Insomnia nguyên phát  và Insomnia thứ phát:

1. Insomnia nguyên phát (Primary insomnia)

  • Không rõ nguyên nhân: từ lúc nhỏ tuổi đã không có lý do chính xác
  • Tâm sinh lý: do bất thường trong khả năng thích ứng với điều kiện của hoàn cảnh và môi trường khác nhau
  • Nghịch lý: dù kết quả thử nghiệm khi dùng máy đo giấc ngủ cho thấy kết quả chất lượng giấc ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn tự cho rằng bản thân bị mất ngủ.

2. Insomnia thứ phát (secondary)

  • Do tinh thần căng thẳng, chịu áp lực nên ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh
  • Thói quen ăn khuya hay thay đổi giờ giấc làm việc làm mất ngủ
  • Bệnh tâm thần
  • Do bệnh tật gây đau nhức, cơn đau gây ra tình trạng mất ngủ và khó ngủ
  • Dùng thuốc và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay cà phê.
Nguyên nhân insomnia nguyên phát và thứ phát
Nguyên nhân insomnia nguyên phát và thứ phát

Tác hại của Insomnia là gì?

Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc phục hồi cơ thể sau ngày dài làm việc và học tập. Mất ngủ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi và thiếu sức sống, giảm mức độ tập trung, lờ đờ, xanh xao, suy nhược,… Cụ thể, mất ngủ kéo dài có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng như:

  • Gây tập mất tập trung: Việc giấc ngủ không sâu khiến cho não bộ luôn trong tình trạng căng thẳng. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt, căng thẳng và kém tập trung. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc mà còn mang đến các nguy hiểm khi tham gia giao thông hoặc lao động nặng…
  • Gây trầm cảm: Mất ngủ làm cho hoạt động của não bộ suy yếu và kém hiệu quả trong việc dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, khiến người bệnh luôn mệt mỏi, nặng nề, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm.
  • Suy giảm trí nhớ: Mất ngủ khiến khả năng ghi nhớ của người bệnh bị giảm sút, giảm sự tập trung do não bộ luôn trong tình trạng căng thẳng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
  • Làm tăng cân: Những người mất ngủ ban đêm thường có xu hướng đói và tìm đồ ăn. Điều này khiến cho Insomnia  trở thành một trong những lý do gây tăng cân.
  • Gây bệnh tim mạch: Mất ngủ là một trong nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch. Bởi vì, khi mất ngủ hệ thần kinh hoạt động chậm hơn, gây ảnh hưởng đến sự co bóp của tim, các mạch máu dần co lại và huyết áp tăng lên. Lâu dần sẽ tạo áp lực xấu đến tim và các mạch máu, gây ra các bệnh về tim mạch.
  • Gia tăng nguy cơ ung thư: Theo các chuyên gia cho biết, mất ngủ có thể làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là những người ngủ ít hơn 6 tiếng một ngày sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như ung thư đại tràng, ung thư vú… cao. Nguyên nhân là do mất ngủ làm hạn chế việc sản sinh ra hormone melatonin trong cơ thể để chống lại tế bào ung thư.

Tác hại của insomnia

Cách khắc phục tình trạng Insomnia hiệu quả

Mất ngủ kéo dài dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể, chính vì thế tình trạng mất ngủ cần được điều trị sớm. Và dưới đây là một số phương pháp giúp bạn lấy lại giấc ngủ ngon:

  • Sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để làm giảm các triệu chứng bệnh giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn. Thông thường các loại thuốc được chỉ định sử dụng như: nhóm thuốc benzodiazepin, nhóm thuốc amitriptylin, nhóm thuốc chống trầm cảm,…
  • Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ nên đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ…
  • Hạn chế dùng tivi, máy tính, điện thoại… và các thiết bị điện tử khác trước khi ngủ. Ánh sáng xanh và sóng của các thiết bị này có thể gây ra tình trạng khó ngủ, giấc ngủ đến muộn và ngủ được không sâu giấc.
  • Nên thức giấc và bắt đầu đi ngủ vào một thời gian nhất định, massage hoặc ngâm chân nước ấm trước khi đi ngủ. Không ăn nhiều, không sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ…
  • Có thể tập luyện thể dục từ 20 – 30 phút vào buổi tối để cải thiện chất lượng và thời gian ngủ.

Đông trùng ăn ngủ ngon gold

Bên cạnh những phương pháp ở trên thì các bạn có thể lựa chọn sử dụng ngay viên đông trùng ăn ngủ ngon Gold, với những thành phần dược liệu quý từ tự nhiên, an toàn và hiệu quả giúp cải thiện chứng bệnh insomnia một cách dễ dàng. Tìm hiểu ngay về sản phẩm thông qua:

Qua những chia sẻ trên đây về vấn đề “Insomnia là gì?” có thể thấy rằng Insomnia là bệnh lý gây ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, làm giảm hiệu suất học tập – làm việc và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị kịp thời nếu tình trạng mất ngủ kéo dài để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.