MELATONIN LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ MELATONIN-HORMON ĐIỀU HÒA THỨC – NGỦ

MELATONIN LÀ GÌ?

Melatonin là hormone được tuyến tùng tiết ra có vai trò điều hòa giấc ngủ. Nồng độ melatonin trong cơ thể bắt đầu tăng lên vào buổi tối khi mặt trời lặn và giảm dần vào buổi sáng. Đây là hormone giúp tạo nhịp ngày đêm cho cơ thể, giúp ngủ ngon và cơ thể chìm vào giấc ngủ ban đêm thoải mái.

nhung-dieu-can-biet-ve-melatonin-hormon-dieu-hoa-thuc-ngu

MELATONIN TẠO GIẤC NGỦ NHƯ THẾ NÀO?

Nhiệm vụ chính của melatonin trong cơ thể là giúp hình thành nhịp ngày đêm hay còn gọi là chu kỳ cho việc thức và ngủ. Bóng tối khiến cơ thể tạo ra nhiều melatoin hơn, đó là tín hiệu báo cho cơ thể biết để chuẩn bị sẵn sàng cho giấc ngủ. Ánh sáng thì ngược lại, làm giảm nồng độ melatonin và đánh thức cơ thể. Ở những người bị mất ngủ, nồng độ melatoin thường thấp hơn bình thường. Do đó, melatonin thường được sử dụng cho những người gặp vấn đề về giấc ngủ.

KHI NÀO CẦN BỔ SUNG MELATONIN

Melatonin giúp điều hòa giấc ngủ, lấy lại nhịp ngày đêm để tạo giấc ngủ sinh lý. Đặc biệt, melatonin được khuyên dùng cho người bị:

  • Thay đổi nhịp sinh học do lệch múi giờ
  • Làm việc ca đêm
  • Rối loạn vào giấc ngủ ở người cao tuổi
  • Mất ngủ
  • Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em bị rối loạn tâm thần
  • Tăng cường giấc ngủ cho người khỏe mạnh

BỔ SUNG BAO NHIÊU MELATONIN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?

Các cá thể đáp ứng với liều melatonin khác nhau, nên cách tiếp cận tốt nhất là nên sử dụng ở liều thấp nhất

  • Ngủ không sâu giấc: 0.3 đến 5mg mỗi ngày, sử dụng kéo dài 9 tháng
  • Rối loạn chu kỳ thức-ngủ: 2-12 mg uống trước khi ngủ, sử dụng trong 4 tuần.
  • Mất ngủ: 2-3mg trước khi ngủ trong 29 tuần. Liều cao 12mg chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn (4 tuần)

Độ an toàn của melatonin khá an toàn cho người trưởng thành sử dụng cả đường uống và đường tiêm trong thời gian ngắn và cũng an toàn khi sử dụng lâu dài tới 2 năm. Tuy nhiên, melatonin cũng gây một số tác dụng phụ như: đau đầu, chán nản thoáng qua, ngủ ngày, co thắt dạ dày và dị ứng.

nhung-dieu-can-biet-ve-melatonin-hormon-dieu-hoa-thuc-ngu-cong-thuc

***Chú ý:

  • Không lái xe, vận hành máy móc trong ít nhất 5 giờ sau khi uống melatonin.
  • Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tương tác thuốc của melatonin có nguy cơ gây tương tác với các thuốc sử dụng chung như:

  • Thuốc chống đông máu, chống kết tập tiểu cầu
  • Thuốc chống co thắt
  • Thuốc tiểu đường
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc ức chế miễn dịch

Cần sử dụng melatonin có bệnh kèm theo, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia. Còn thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 0798 16 16 16 để được tư vấn về bệnh lý cũng như giải đáp thắc mắc tình trạng bệnh lý của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.